Sáu bước chọn mặt bằng quán cafe vị trí tốt & tối ưu giá thành

Kinh nghiệm

01:20 08/12/2021

Một trong những yếu tố quyết định trong kinh doanh quán cafe là mặt bằng. Nó tác động đến khả năng thu hút khách hàng của quán. Nếu bạn đang có kế hoạch mở một quán cafe, mời bạn tham khảo những thông tin bổ ích sau để chọn mặt bằng phù hợp nhất cho mình nhé!

1. Xác định đối tượng khách hàng 

Mặt bằng quán nằm ở vị trí đông đúc thôi chưa đủ, để có tiêu chí lựa chọn cụ thể phù hợp hơn bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà quán bạn hướng đến để tìm cách thu hút họ. Vậy phải tìm hiểu về nhân khẩu học, thói quen và hành vi của nhóm khách hàng này. 

1.1 Nhân khẩu học

Trước khi chọn vị trí quán bạn cần xác định 3 yếu tố nhân khẩu học: nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi của nhóm khách hàng mục tiêu.  

  • Nghề nghiệp: Tùy vào nghề nghiệp khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau. Ví dụ: học sinh, sinh viên thích ngồi quán cafe nhộn nhịp, thích checkin nên bạn chỉ cần trang trí quán lạ mắt, bãi xe hay các tiện ích khác nhu cầu không cao. Đối với dân công sở, yêu cầu tinh tế hơn, tiện ích về chất lượng phục vụ vì ngoài đến đây thư giãn có khi họ còn đến để bàn công việc, nên không gian cần yên tĩnh hơn, rộng rãi hơn, chất lượng phục vụ cao hơn.

  • Độ tuổi: với khách hàng tuổi teen có xu hướng tìm quán mang tính mới mẻ, theo trend, bắt mắt. Nhóm tuổi sinh viên thì đôi khi cần những quán có không gian yên tĩnh, thoải mái để làm bài, tự học hay thảo luận nhóm đối tượng này cần không gian rộng rãi, có thể đi xa một chút vì đã số có phương tiện di chuyển riêng. 

  • Giới tính: Nếu nhóm khách hàng mục tiêu của bạn là khách nam bạn cần tập trung vào tính tiện lợi, vị trí gần nơi làm việc, dễ nhìn, thức uống ngon, phục vụ nhanh. Nhưng mục tiêu của bạn là khách nữ bạn cần ưu tiên thêm việc trang trí bắt mắt hơn.

Nhóm khách hàng mục tiêu cần được xác định ngay từ khi lập kế hoạch để từ đó bạn có dữ liệu đưa ra những tiêu cho việc chọn lựa tốt hơn. 

1.2 Hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu

Chọn khách hàng mục tiêu, nắm rõ thói quen và hành vi của họ, từ đó bạn có ý tưởng biến quán của mình thành điểm đến quen thuộc. Giả sử bạn tập trung vào nhóm khách hàng là sinh viên đến học tập hoặc nhóm freelancer, quán của bạn phải yên tĩnh khoảng cách các bàn xa nhau nên mặt bằng phải tương đối rộng rãi, nhưng không cần phải ở ngày trung tâm, hay đường lớn, thậm chí có thể ở hẻm, tránh xa ồn ào khói bụi.

2. Dự toán chi phí cho mặt bằng

Cũng như các loại hình kinh doanh khác chi phí đầu tư đều nên được dự tính chi tiết. Đối với mặt bằng quán, nếu là mặt bằng thuê bạn cần xem xét ngân sách có thể chi trả để quyết định thanh toán theo tháng hay trả phí lâu dài.

Đối với mô hình quán lề đường, chill quán cóc, take away người ta thường chọn hình thức trả theo tháng vì vị trí có thể dễ thay đổi. Đối với mặt bằng để kinh doanh quán cafe sân vườn người ta thường chọn hình thức ký hợp đồng lâu dài, dù chấp nhận chi khoản phí ban đầu lớn nhưng lại tránh được những rủi ro bị lấy lại mặt bằng... 

3. Vị trí quán

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của bạn là vị trí quán. bạn cần xác định các thông tin sau để có lựa chọn tốt nhất.

3.1 Tập khách hàng mục tiêu

Vị trí quán đặt ở vị trí đắc địa thường có chi phí ban đầu lớn, nếu chưa đủ điều kiện để đầu tư bạn có thể chọn nơi không đông đúc lắm nhưng bù lại không khí thoáng mát, bãi giữa xe rộng rãi, cây xanh che phủ…. để hướng đến khách hàng là dân văn phòng, người lớn tuổi thích không gian yên tĩnh, thoáng mát. Tuy nhiên, nếu vị trí bạn chọn sâu trong hẻm, bạn cần có chiến lược marketing phù hợp để quảng bá.

3.2 Mật độ giao thông xung quanh khu vực quán

Nếu quán bạn ở nơi có xe cộ quá đông đúc, ồn ào cũng bị hạn chế phần nào khách muốn ghé qua. Mặt bằng bạn chọn không bắt buộc ở ngã ba hay ngã tư chỉ cần thuận tiện ghé qua.

4. Diện tích bố trí hạng mục cho quán

 

Trước khi đi vào hoạt động, bạn không thể biết chính xác có bao nhiêu khách hàng mỗi ngày, nên việc tính toán công suất để bố trí cho từng khu vực khá khó khăn, nhưng bạn vẫn có thể ước tính qua khu vực đặt quán, thói quen khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm tới.

Giả sử bạn phục vụ cho bạn hội tụ bạn bè sau giờ làm việc và học tập, bạn cần đầu tư nhiều bàn cho nhiều nhóm bạn bè ngồi riêng, nên diện tích không quá nhỏ. 

 

Ảnh: Diện tích mặt bằng cafe đáp ứng công suất phục vụ của quán

5. Phòng ngừa rủi ro

Trong kinh doanh, rủi ro là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta cần phải phòng ngừa một số nguy cơ nhất định tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn như:

5.1 Mặt bằng ngập nước  

Bạn khảo sát mặt bằng vào mùa khô, đừng quên xem xét vấn đề ngập nước vào mùa nước nổi. Ngoài việc, xem xét nước có tràn vào quán hay không thì khu vực xung quanh hay đường vào quán có ngập nước hay cũng tác động không nhỏ đến việc kinh doanh của bạn. 

Để hạn chế rủi ro này, bạn nên dò hỏi thông tin từ các hộ dân xung quanh, hoặc chịu khó khảo sát kỷ.  

5.2 Khó cải tạo theo thiết kế mong muốn

Vị trí thuận lợi, quy mô vừa phải nhưng lại khó cải tạo khiến nhiều chủ quán đau đầu. Nhiều mặt bằng rất rộng rãi, thoáng mát nhưng khi bắt đầu thiết kế đã gặp nhiều trục trặc như cửa sổ nhỏ, trần thấp, kê bàn ​​ghế khó ... 

Để hạn chế những rủi ro này, bạn nên đo đạc và tìm hiểu kỹ trước khi đặt cọc thuê mặt bằng. Cẩn thận hơn, hãy liệt kê tất cả những vấn đề cần cải thiện và phác thảo chúng ra giấy trước để bạn có thể tìm ra những thiếu sót.

5.3 Một số yếu tố  khác

Một số yếu tố khác cần xem xét để hạn chế rủi ro như: an ninh trong khu vực, điện nước cung cấp được đảm bảo không? phù hợp với công suất hoạt động của quán không?

Bạn có thể hỏi thăm người dân xung quanh hoặc bạn có thể yêu cầu chủ mặt bằng cung cấp giấy tờ cần thiết cho các yếu tố này.

6. Thủ tục pháp lý cần thiết

Trước khi tiến hành cải tạo, sử dụng, bạn cần làm đủ các thủ tục hợp đồng thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, giấy phép xây dựng, cải tạo…. Các thủ tục pháp lý thường được thông báo công khai trên các văn bản pháp luật nên bạn hãy nắm rõ chi tiết từng bước và hoàn thành nhanh nhất có thể. 

Nếu cẩn thận hơn, bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia pháp lý, họ sẽ giúp hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nhanh chóng đưa mặt bằng vào cải tạo và hoạt động. Ngoài chi phí mặt bằng, còn có nhiều hạng mục khác như nguyên vật liệu, trang trí chi phí mua phần mềm quản lý, chi phí nhân công… nên bạn cần tính toán kỹ lưỡng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Chúc bạn thành công.

(Nguồn Online-Tổng hợp Dautukinhdoanh.net)